Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một trong những mẫu hợp đồng được nhiều chủ thể quan tâm. Nó thể hiện sự thỏa thuận, thống nhất giữa các bên trong kinh doanh trong 1 lĩnh vực hay sản xuất 1 mặt hàng cụ thể. Bài viết này, boxkienthuc sẽ chia sẻ với các bạn các mẫu hợp đồng kinh doanh mới nhất hiện nay
Tải mẫu hợp đồng kinh doanh file Word
Mẫu số 1: (Hợp tác kinh doanh giữa 2 bên)
Mẫu số 2: (Hợp tác kinh doanh nhiều bên)
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư, thể hiện sự thống nhất ý chí giữa các bên. Để việc kinh doanh tiến hành thuận lợi, tránh những tranh chấp không đáng có về sau các bên tiến hành ký hợp đồng dựa trên nguyên tắc: tự nguyện và bình đẳng về địa vị pháp lý.
Mặt khác, hợp đồng hợp tác kinh doanh là thỏa thuận giữa các bên: Giữa hai công ty hoặc hai cá nhân, hoặc giữa cá nhân với công ty nhằm khai thác những lợi thế kinh doanh nhất định của mỗi bên. Các chủ thể mỗi bên sẽ cùng thỏa thuận để phân chia lợi nhuận, đồng thời nêu rõ trách nhiệm pháp lý giữa các bên trong quá trình hợp tác.
Mục đích của việc ký hợp đồng hợp tác kinh doanh
Các chủ thể ký hợp đồng hợp tác kinh doanh nhằm mục đích hợp tác kinh doanh và phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm. Đây là hình đầu thức đầu tư trực tiếp, linh hoạt và hiệu quả được các nhà đầu tư cũng như pháp luật của các quốc gia trên toàn thế giới công nhận.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh bao gồm những nội dung gì?
Hợp tác kinh doanh là cùng nhau chung sức kinh doanh, có lợi cùng hưởng, thất bại cùng chịu. Vì vậy, nội dung hợp đồng khi thỏa thuận phải có đầy đủ các điều khoản, thể hiện rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của đôi bên.
Theo khoản 1 Điều 29 Luật Đầu tư 2014, hợp đồng hợp tác kinh doanh gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án.
– Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh.
– Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên.
– Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng.
– Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
– Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng.
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Phân loại hợp đồng hợp tác kinh doanh
Thông tư 200/2014/TT-BTC đã chia hợp đồng hợp tác kinh doanh thành 3 loại:
– Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức tài sản đồng kiểm soát.
– Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát.
– Hợp đồng hợp tác kinh doanh chia lợi nhuận sau thuế.
Ưu điểm, nhược điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh
Ưu điểm:
– Việc kinh doanh phải dựa trên pháp nhân có sẵn mà không được thành lập pháp nhân mới.
– Lợi ích của hợp đồng hợp tác kinh doanh dễ tiến hành, dự án triển khai nhanh, thời hạn đầu tư không bị kéo dài.
– Nhà đầu tư có thể sớm thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đồng thời tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.
– Các bên có thể tận dụng thế mạnh của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
– Linh hoạt, chủ động trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, không ràng buộc.
Nhược điểm:
– Do hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh, không phải thành lập một tổ chức kinh tế mới nên hai bên sẽ không có con dấu chung, gây khó khăn hơn trong việc ký kết các hợp đồng phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
– Hai bên phải tiến hành thỏa thuận sử dụng con dấu của một bên để phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh.
– Hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh không phù hợp với những dự án có thời gian dài và yêu cầu việc quản lý, kinh doanh phức tạp.
– Hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ dừng lại ở những quy định mang tính chất chung. Do vậy, nhà đầu tư cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi lựa chọn hình thức đầu tư này để tránh gặp phải rủi ro.
Trên đây là những thông tin cơ bản về hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về mẫu hợp đồng này.